Bài 1: Kế hoạch vốn - yếu tố quyết định thành công
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 11 của 11
    1. #1
      Ngày tham gia
      Mar 2017
      Bài viết
      22
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Bài 1: Kế hoạch vốn - yếu tố quyết định thành công

      Người xưa thường nói “Buôn tài không bằng dài vốn!” điều đó khẳng định tầm quan trọng số một của vốn đối với hoạt động kinh doanh. Một trong những lý do hấp dẫn tôi tham gia thị trường chứng khoán đó là với số vốn ít mình có thể tham gia hoạt động đầu tư gần như công bằng như những người có vốn nhiều. Thậm chí vốn nhỏ mình còn linh hoạt hơn. Thời gian đầu tham gia đầu tư tôi rất hay bị ám ảnh bởi việc vốn mình quá ít và muốn kiếm thật nhiều. Ví dụ như tôi có 100 triệu khi được lãi 30 triệu thì tôi thấy nó quá ít cho một lần đầu tư của mình và mong muốn kiếm được nhiều hơn khoảng 100 đến 200 triệu thì mới vừa miếng. Điều đó khiến tôi thường xuyên bị mất lại số tiền mình đã lãi, thậm chí có nhiều trường hợp âm vào cả vốn. Thật là một kỳ vọng tai hại! Nếu tôi tính theo % thì với số vốn 100 triệu, tôi đã lãi 30 triệu tức là đã được 30% trong vòng 1 tháng. Một tỷ suất quá lớn nhưng tôi chỉ chăm chăm nhìn vào con số tuyệt đối và mong muốn số vốn của mình tăng thêm thật nhanh!

      Tôi có một anh khách hàng, anh chuyên đầu tư vào những cổ phiếu blue cơ bản vì theo anh nói là “anh không có thời gian và không nhanh nhạy nên chỉ tập trung vào blue chip thôi”. Trong các đợt cổ phiếu sụt giảm mạnh như vụ bầu Kiên, vụ Biển Đông hay gần đây nhất là vụ Trung Quốc phá giá đồng Nhân Dân Tệ anh đều có tiền nộp thêm vào và mua vào khi thị trường giảm điểm mạnh và mọi người đều hoảng loạn. Và kết quả thì mọi người đều biết rồi sau những đợt sụt giảm mạnh như thế anh đều mua được giá thấp và khi thị trường ổn định trở lại thì các tài khoản của anh đều lãi, thậm chỉ lãi nhiều và tâm lý anh rất vững vàng vì giá vốn anh mua rất thấp. Khi nào đạt kỳ vọng thì anh đều bán chốt lãi và rút một phần tiền ra và tiếp tục chờ đợi những phiên hoảng loạn. Thật là một người có kế hoạch vốn tốt, chủ động và kiên nhẫn!

      Thị trường chứng khoán luôn biến động, biến động một cách khó lường và bất ngờ nên cứ chạy theo thị trường thì mình sẽ rất bị động vì vậy kế hoạch vốn làm cho mình chủ động hơn trong giao dịch để đối phó lại với các biến động của thị trường. Tùy theo nguồn vốn và thu nhập, mỗi người đều nên xây dựng cho mình một kế hoạch vốn thích hợp trong đầu tư chứ nếu chơi theo trường phái “tất tay” thì kết quả thường thất bại. Vậy kế hoạch vốn trong đầu tư chứng khoán nên như thế nào?

      Thứ nhất, Đầu tư phải có nguồn dự phòng: Nguồn dự phòng rất quan trọng nó giúp chúng ta chủ động trong tình huống xấu nhất, hoảng loạn nhất! Nhưng tại thời điểm này việc giải ngân này mang lại lợi lợi cao nhất. Theo kinh nghiệm của tôi những lúc thị trường hoảng loạn giảm khoảng 30 điểm và trước đó thị trường đã có khoảng 1 tuần sụt giảm mạnh thì đó là thời điểm tốt nhất để sử dụng nguồn dự phòng này.
      Thứ hai, Giải ngân phải có kế hoạch: Khi chọn được cổ phiếu cơ bản tốt, và xem trên đồ thị cổ phiếu đã tích lũy tốt thì chúng ta bắt đầu giải ngân theo từng giai đoạn tránh trường hợp giải ngân hết vào một lần. Vì mình mua hết vào một lần mà cổ phiếu chưa lên thì mình mất cơ hội ở những cổ phiếu khác. Trong quá trình đi lên tại các điểm nổ sẽ được xem xét giải ngân với tỷ lệ phù hợp (được nêu chi tiết trong phần Điểm Mua). Theo kinh nghiệm của tôi một cổ phiếu 3 lần giải ngân là tôi không mua nữa và chờ đợi cơ hội chốt lãi.

      Thứ 3, Rất thuận trọng trong việc sử dụng Margin: Không sử dụng margin khi thị trường ít xuất hiện các cổ phiếu có điểm nổ trong khoảng thời gian từ 2-3 tuần, hoặc là có tin xấu vĩ mô bất ngờ. Thường thì nếu thị trường uptrend các cổ phiếu luôn phiên được đánh lên và điều chỉnh tạo nên các điểm nổ để mua. Nếu trong thời gian 2-3 tuần mà không thấy xuất hiện điểm mua nào đáng kể thì đó là dấu hiệu thị trường chung yếu đi và khả năng phân phối toàn thị trường khá cao nên việc hạn chế sử dụng margin lúc này là điều cần thiết. Thông tin xấu vĩ mô khiến cho nhà đầu tư khó đoán biết được ảnh hưởng nó xấu đến mức nào và các nhà đầu tư sẽ phản ứng nó ra sao nên việc đầu tiên là phải ngừng sử dụng margin để dành thế chủ động trong các phản ứng của thị trường đối với thông tin xấu vĩ mô này.

      Cơ hội kiếm tiền trên thì trường chứng khoán rất cao và đồng hành với nó thì rủi ro càng cao hơn nữa. Kế hoạch vốn giúp ta hạn chế được rủi ro và chủ động trong giao dịch. Người chiến thắng là người tham gia trận đánh cuối cùng! Vì vậy nếu mình không có kế hoạch vốn để bảo toàn vốn thì khi cơ hội đến chúng ta chỉ biết đứng nhìn và “Giá như” thì thật là đáng tiếc và đáng trách!

      Phạm Nguyên Thạch

    2. #2
      Ngày tham gia
      Mar 2017
      Bài viết
      22
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Bài 2: Lựa chọn cổ phiếu – hạn chế được rủi ro

      Việc lựa chọn cổ phiếu đúng giúp chúng ta hạn chế được rủi ro trong quá trình đầu tư. Nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffet đã từng nói là ông ta chỉ đầu tư những cổ phiếu mà ông ta biết và hiểu sâu về nó. Ông ta gọi đó là những cổ phiếu nằm trong “Vòng tròn khả năng”. Trong quá trình làm môi giới chứng khoán tôi đã gặp rất nhiều trường hợp nhà đầu tư mua một cổ phiếu chỉ vì nghe ai đó mách bảo, nghe có tin này tin kia hoặc chỉ đơn giản là thấy nó giảm/tăng mạnh trên thị trường mà không cần biết đó là cổ phiếu của công ty nào, chưa từng đọc bất cứ báo cáo tài chính nào của công ty. Đó thực sự là một sự lựa chọn nguy hiểm và mang đầy tính rủi ro.

      Hệ thống của chúng tôi giúp các nhà đầu tư lựa chọn các cổ phiếu theo các nguyên tắc sau:

      1. Cổ phiếu dẫn sóng: Khi thị trường phát động một đợt tăng giá thường có một dòng cổ phiếu dẫn dắc thị trường mà người ta thường gọi là các cổ phiếu dẫn sóng. Các cổ phiếu dẫn sóng này thường có chung một đặc điểm nào đó ví dụ như được hưởng lợi từ các chính sách vĩ mô, giá nguyên liệu đầu vào, hay tỷ lệ nắm giữ nhà đầu tư nước ngoài … Một con sóng mạnh hay yếu, dài hay ngắn đều phụ thuộc phần lớn vào các cổ phiếu này. Nếu các cổ phiếu này tăng chậm lại và có dấu hiệu phân phối thì hãy coi chừng thị trường chung.

      2. Cổ phiếu đầu ngành: Cổ phiếu đầu ngành là những cổ phiếu của các công ty có thị phần lớn, có danh tiếng về ngành nghề chính mình đang kinh doanh. Các công ty này thường có lợi thế nhất định về ngành và thường đem lại kết quả kinh doanh tốt hơn. Thông thường khi một cổ phiếu tăng mà được sự ủng hộ của các cổ phiếu cùng ngành nghề thì mới là tốt. Vì như thế chứng tỏ ngành nghề này được hưởng lợi từ các chính sách vĩ mô.

      3. Cổ phiếu có tăng trưởng lợi nhuần kèm theo tăng trưởng doanh thu từ ngành nghề kinh doanh chính: Lựa chọn những cổ phiếu của các công ty này sẽ loại bỏ được một số kỹ thuật kế toán nhằm book lợi nhuận để tạo ra một báo cáo tài chính tốt. Khi so sánh tăng trưởng hệ thống sẽ so sánh lợi nhuận so với quý liền trước và lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước để tránh tính thời vụ trong kết quả kinh doanh cổ phiếu.

      4. Cổ phiếu có cơ cấu cổ đông tốt: cơ cấu cổ đông góp phần rất quan trọng trong sự minh bạch các hoạt động của công ty. Nếu cổ đông của công ty có các tổ chức lớn, có uy tín về đầu tư nắm giữ cũng là một lợi thế của công ty. Các cổ đông này sẽ hỗ trợ trong quản trị cũng như kinh doanh để công ty phát triển tốt.

      Lựa chọn các cổ phiếu theo bốn nguyên tắc trên hệ thống sẽ giúp nhà đầu tư tránh được các cổ phiếu chất lượng thấp trên thị trường giảm thiểu rui ro khi đầu tư. Không thể phủ nhận có những thời điểm cổ phiếu chất lượng thấp tăng rất nhanh và thu hút một lượng lớn dòng tiền nhưng câu chuyện đằng sau nó thì khó ai có thể đoán được và về lâu dài với thói quen như vậy thì nhà đầu tư sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề với những cổ phiếu này!



      Phạm Nguyên Thạch

    3. #3
      Ngày tham gia
      Mar 2017
      Bài viết
      22
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Bài 3: Điểm mua và tỷ trọng giải ngân

      Một cổ phiếu muốn tăng giá phải trải qua quá trình tích lũy, tích lũy là quá trình các nhà tạo lập thị trường gom hàng từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Có 2 dấu hiệu tích lũy chính đó là “tích lũy hoảng loạn” và “tích lũy chán nản”.

      Tích lũy hoảng loạn là quá trình tạo cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ một cảm giác sợ hãi và họ bán cổ phiếu bằng mọi giá tạo nên một đợt xuống mạnh và nhanh của cổ phiếu. Để tạo được kiểu tích lũy này các nhà tạo lập thường dựa vào một số thông tin xấu bất thường nào đó (có thể là các tin đồn).

      Ví dụ trong giai đoạn tháng 8 năm 2015 khi nghe tin Trung Quốc phá giá đồng Nhân Dân Tệ, các nhà tạo lập đã lợi dụng thông tin này để tạo nên một đợt xuống giá mạnh của thị trường VNIndex đã giảm một mạch từ 600 điểm xuống gần 510 điểm.

      Thông thường quá trình tích lũy hoảng loạn này sẽ tạo nên một đáy hình chữ V. Đặc điểm của tích lũy hoảng loạn là không đáng tin cậy do tâm lý con người sẽ biến đổi nhanh từ bi quan thái quá thành lạc quan quá mức, hơn nữa việc xác định đáy của quá trình tích lũy hoảng loạn của rất khó khăn.



      Tích lũy chán nảnlà quá trình đi ngang cạn kiệt kéo dài làm nhà đầu tư chán nản và bán cổ phiếu trong khi các nhà tạo lập sẽ dần dần gom lại các cổ phiếu này. Hiện tượng của quá trình này là dù có tin xấu ra thì giá cổ phiếu cũng không giảm nữa giao dịch thì cạn kiệt dần.

      Trong giai đoạn từ tháng 10/2013 đến đầu tháng 1 năm 2014 thị trường cạn kiệt đi ngang quanh mốc 500 -510 làm nhà đàu tư cực kỳ chán nản nhưng sau đó chỉ trong vòng 2 tháng VNIndex đã tăng từ 510 lên gần 600 điểm.

      Về mặt kỹ thuật tích lũy đi ngang chán nản dễ nhận biết hơn và tin cậy hơn. Thông thường khi một cổ phiếu tích lũy hoảng loạn tạo ra đáy chữ V thì tiếp đến nó cũng phải tiến hành tích lũy đi ngang mới tiếp tục đi lên được. Vì vậy hệ thống đã xây dựng các điểm mua dựa trên các nền tích lũy đi ngang này.

      Hệ thống Index99 có 3 dạng điểm mua: Điểm mua số 1 (điểm mua thăm dò), điểm mua số 2 (điểm mua đúng) và điểm mua thêm. Như đồ thị VNM ta xét thời điểm từ thời điểm tháng 10 đến tháng 11 năm 2015 bên dưới:

      Điểm mua số 1 (điểm mua thăm dò): Là điểm mua trên nền tảng tích lũy cạn kiệt đi ngang kéo dài từ 10 đến 15 phiên và xuất hiện phiên bùng nổ với đà tăng giá trên 2% và khối lượng đột biến. Ở điểm mua này hệ thống chỉ ra tỷ trọng giải ngân là 20%, trong trường hợp thị trường trong xu hướng tốt thì có thể nâng lên 30%. Ở điểm mua này chỉ giải ngân ở tỷ trọng thăm dò nguyên nhân là cổ phiếu chưa xác nhận thực sự tăng giá hay chưa và nếu giải ngân với tỷ trọng nếu gặp trường hợp đây là điểm nổ giả thì sẽ gặp áp lực tâm lý rất lớn.

      Điểm mua số 2 (điểm mua đúng):Sau khi thoát khỏi nền tảng tích lũy và tăng được từ 10-15% cổ phiếu sẽ dừng lại và tích lũy thêm tạo ra nền rũ bỏ của các nhà đầu tư đu bám ở phía dưới. Đây là điểm mua đúng của hệ thống Index99. Ở điểm mua này tỷ trọng giải ngân là 50%. Trong trường hợp đà tăng giá yếu hay thị trường chung có dấu hiệu chững lại thì giải ngân ở tỷ trọng 30%.

      Điểm mua thêm: Trong trường hợp cổ phiếu thực sự tốt và tăng mạnh mẽ sẽ tạo nên một nền rủ bỏ nữa và nền này phải cách nền tích lũy cơ bản từ 20-25%. Nhưng ở thời điểm này giá cổ phiếu cũng đã tăng cao và áp lực chốt lời càng lớn nên rủi ro cũng cao vì vậy hệ thống khuyến nghị giải ngân cho điểm mua này từ 20-30%.

      Như vậy đối với một cổ phiếu tăng trưởng tốt thì hệ thống sẽ khuyến nghị 3 lần mua trong đó điểm mua số 2 là điểm mua được ưu tiên nhất vì đấy là điểm mua đúng của cổ phiếu khi có đà tăng giá. Trong trường hợp có nhiều cổ phiếu xuất hiện điểm mua thì nhà đầu tư nên ưu tiên giải ngân vào điểm mua số 2.



      Phạm Nguyên Thạch

    4. #4
      Ngày tham gia
      Mar 2017
      Bài viết
      22
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Bài 4: Nắm giữ cổ phiếu tốt – hiệu quả bất ngờ!


      Thời gian gần đây báo chí đưa tin về cuộc đối thoại giữ bà Mai Kiều Liên chủ tịch HĐQT của Vinamilk với Bí thư Đinh La Thăng, bà Liên có nói nếu nông dân giữ cổ phiếu VNM thì bây giờ không cần nuôi bò nữa vẫn sống khỏe. Nhiều bài báo đã phân tích nếu người nông dân giữ cổ phiếu ưu đãi bán giá lúc đó là 7 nghìn đồng trên 1 cổ phiếu thì đến năm 2016 tức là nắm giữ 13 năm giá trị tăng 60 lần. Sáu mươi lần trong 13 năm đó là một tỷ suất lợi nhuận đáng mơ ước của bất cứ nhà đầu tư chuyên nghiệp nào! Nếu tính từ thời điểm lên sàn năm 2006 đến năm 2016 thì nếu giữ VNM tài sản của nhà đầu tư sẽ tăng 20 lần. Thật là một con số đáng kinh ngạc!

      Nhưng rất tiếc hầu hết người nông dân đều đã bán cổ phiếu và bây giờ họ vẫn tiếp tục nuôi bò!

      Trong một con sóng của thị trường nếu ta nắm giữ cổ phiếu từ khi xuất hiện điểm mua đến khi phải bán cổ phiếu khi có dấu hiệu phân phối thì hiệu quả cũng rất cao. Sau đây là một số ví dụ:

      Sóng dầu khí năm 2014

      Đồ thị cổ phiếu PVD (dữ liệu đã được điều chỉnh)

      Nhìn vào đồ thị khi cổ phiếu xuất hiện điểm mua và đến khi phải bán do vi phạm nguyên tắc bán thì ít nhất chung ta cũng được 50% cho thời gian đầu tư khoảng 3 tháng. Chúng ta chỉ cần làm một việc đơn giản là nắm giữ cổ phiếu qua những đợt điều chỉnh thông thường.



      Sóng ngân hàng năm 2015

      Đồ thị cổ phiếu BID (dữ liệu đã được điều chỉnh)

      Nếu chúng ta nắm giữ BID trong vòng 3 tháng theo các quy tắc bán cũng được tỷ suất lợi nhuận trên 40%.

      Rõ ràng hiệu quả của việc nắm giữ một cổ phiếu tốt từ đầu sóng đến khi thị trường có dấu hiệu phân phối (hết sóng) mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc mua bán liên tục cổ phiếu trong khi thị trường tăng giá. Lý do cũng rất đơn giản là khi thị trường phát động một đợt sóng thì những con đạt điểm mua trước là những cổ phiếu khỏe, thu hút được dòng tiền còn các cổ phiếu chạy sau là các cổ phiếu ăn theo nên yếu hơn nên nếu như chúng ta mua bán liên tục sẽ phải bán đi những cổ phiếu mạnh và mua vào những cổ phiếu yếu hơn. Một điểm nữa là việc mua bán nhiều cổ phiếu trong lúc thị trường uptrend sẽ lấy đi của chúng ta rất nhiều chi phí gồm phí giao dịch, thuế, lãi vay … điều đó cũng sẽ làm giảm dáng kể hiệu quả đầu tư của chúng ta.



      Phạm Nguyên Thạch

    5. #5
      Ngày tham gia
      Mar 2017
      Bài viết
      22
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Bài 5: Quản lý danh mục – nhổ cỏ và trồng hoa

      Quản lý danh mục làm sao hiệu quả trong khi thị trường tăng điểm là một công việc rất khó khăn và đòi hỏi bản lĩnh và sự kiên nhẫn của nhà đầu tư. Rất nhiều nhà đầu tư thường mắc sai lầm khi quản lý danh mục nên dù trong lúc thị trường vào sóng tăng nhưng hiệu quả của đầu tư vẫn thấp. Các sai lầm mà họ thường mắc phải là “bán quá sớm” và không chịu cutloss.
      Họ thường truyền tai nhau câu nói “chốt lãi không bao giờ là sai” nhưng thực tế đó là một sai lầm đã lấy đi của họ rất nhiều khoản lợi nhuận mà đáng ra họ được hưởng. Khi thị trường vào uptrend các cổ phiếu dẫn sóng và tăng trưởng đầu tiên là các cổ phiếu Mạnh thường đem lại cho họ lợi nhuận lớn nhưng họ lại bán đi để được hưởng vài phần trăm lợi nhuận trước mắt nhưng thực tế các cổ phiếu này lại còn tăng trưởng tiếp nữa.
      Một sai lầm nữa mà các nhà đầu tư thường hay mắc phải là không chịu cutloss khi mình mua sai một cổ phiếu, mọi người thường cố gắng chờ cho nó khi gần hòa vốn hoặc lãi mới chịu bán. Việc làm này sẽ khiến nhà đầu tư mất đi nhiều cơ hội ở các cổ phiếu khác. Và một cổ phiếu không chịu tăng khi thị trường chung đang tốt là một cổ phiếu Yếu nên khi thị trường giảm trở lại thì các cổ phiếu này lại giảm mạnh đầu tiên!
      Có một câu chuyện về 3 loại áo như thế này: Có một chủ cửa hàng nhập về 3 loại áo mà chúng ta tạm gọi là Áo Xanh, Áo Đỏ và Áo Vàng. Sau một tháng tiến hành bán hàng thì chủ cửa hàng nhận thấy Áo Xanh bán chạy nhất và hết hàng, Áo Đỏ thì bán được rất ít và Áo Vàng thì mức độ bán được vừa phải. Người bán hàng họ sẽ hành động rất đơn giản là tiếp tục nhập Áo Xanh để bán và với Áo Đỏ họ sẽ phải hạ giá bán, thậm chí bán lỗ để giảm hàng tồn kho.
      Trong quản lý danh mục cũng thế, cổ phiếu nào đang mang lại cho chúng ta tiền thì chúng ta phải giữ lại, thậm chí mua thêm khi cổ phiếu đó đạt điểm mua tiếp. Những cổ phiếu đang làm chúng ta mất tiền thì phải tống khứ nó đi để sử dụng vốn đó vào việc khác và tạo tâm lý chủ động cho chúng ta. Chúng ta gọi đó là Nhổ cỏ và trồng hoa trong danh mục!

      Phạm Nguyên Thạch

    6. #6
      Ngày tham gia
      Mar 2017
      Bài viết
      22
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Bài 6: Bán cổ phiếu khi nào? – Quy tắc bán cổ phiếu

      Bán cổ phiếu khi nào để đạt hiệu quả đầu tư cao nhất là một câu hỏi mà nhà đầu tư thường xuyên đặt ra. Trong rất nhiều trường hợp nhà đầu tư vừa bán cổ phiếu thì cổ phiếu đó bắt đầu chạy dường như các nhà tạo lập thị trường nhìn thấy tài khoản của mình vậy, và người ta thường đổ lỗi cho may rủi.

      Vì vậy hệ thống đã thống kê và đặt ra các quy tắc bán để khi bán cổ phiếu đó thì cổ phiếu đó không còn khả năng đem lại lợi nhuận cho mình nữa. Cho dù trong một vài trường hợp các quy tắc này bị sai nhưng xét về tổng thể và dài hạn thì hiệu quả của việc sử dụng hệ thống các quy tắc này sẽ đem lại hiệu quả cao cho danh mục!

      Quy tắc 1: Bán khi cổ phiếu có dấu hiệu phân phối. Dấu hiệu phân phối rõ nhất là cổ phiếu đó sau một quá trinh tăng giá được khoảng trên 25% thì có một vài biến động mạnh trong phiên với khối lượng giao dịch đột biến.

      Quy tắc 2: Giữ đúng tỷ lệ cổ phiếu theo nền tảng. Có những cổ phiếu sau khi tăng giá từ nền tảng khoảng 25% thì đi ngang trong thời gian dài từ 15 đến 20 phiên. Đây có thể là một kiểu phân phối đi ngang cũng có thể là một kiểu tích lũy để tăng tiếp. Vì vậy chúng ta sẽ giảm tỷ lệ cổ phiếu này về mức tỷ trọng 20% có nghĩa là ở mức thăm dò để đảm bảo lợi nhuận.

      Quy tắc 3: Bán chốt lãi. Khi mua một cổ phiếu đã đem lại cho chúng ta lợi nhuận trong quá trình lên tiếp cổ phiếu thường tạo ra những phiên điều chỉnh để tích lũy thêm. Đối với các cổ phiếu mạnh thì thường các phiên điều chỉnh này nằm trong một tỷ lệ nhất định và không xuống quá sâu, nhưng những cổ phiếu yếu thì điều chỉnh rất mạnh thậm chí về gần nền tảng của chúng ta. Vì vậy hệ thống đặt ra các ngưỡng như sau: Bán khi giá cuối phiên của cổ phiếu điều chỉnh chạm ngưỡng 8 đến 10% từ đỉnh mà khối lượng thấp hơn mức trung bình. Còn đối với khối lượng cao hơn mức trung bình thì chỉ cần chạm ngưỡng 5 đến 8% so với đỉnh là hệ thống ra tín hiệu bán.

      Quy tắc 4: Bán cắt lỗ. Nếu khi giá cổ phiếu cuối phiên giảm 5% so với giá mua hệ thống sẽ ra tín hiệu bán 50% số lượng. Nếu giá cổ phiếu giảm 8% so với giá mua thì hệ thống sẽ ra tín hiệu bán hết. Đối với quy tắc bán cutloss nhà đầu tư nên tuyệt đối tuân thủ vì đây là điều kiện cần để chúng ta tồn tại trên thị trường.



      Phạm Nguyên Thạch

    7. #7
      Ngày tham gia
      Mar 2017
      Bài viết
      22
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định Bài 7: Mười điểm tâm lý cần tránh khi đầu tư!

      Đầu tư thành công là một điều rất khó, nhưng nó không đòi hỏi nhà đầu tư là một thiên tài trong việc phân tích, lựa chọn cổ phiếu, hay hiểu biết sâu sắc về vĩ mô mà nó liên quan đến những điều đơn giản hơn, nhưng ít được chú ý đến. Đó là “Khả năng xác định và vượt qua được trạng thái tâm lý trong đầu tư”.
      Huyền thoại đầu tư Warren Buffett đã có một câu nói rất nổi tiếng về hành vi của nhà đầu tư: “Thành công trong đầu tư không tương quan đến chỉ số IQ, tất cả những gì bạn cần là sự kiểm soát để không rơi vào rắc rối khi đầu tư”.
      Dưới đây là 10 điều thuộc về tài chính hành vi nhà đầu tư thường gặp và nên tránh khi đầu tư.
      1. Quá tự tin: Điều này thể hiện qua sự tin tưởng rằng chúng ta thông minh hơn hoặc có khả năng hơn thực tế mà chúng ta có. Ví dụ: có đến 82% người nói rằng họ thuộc 30% những người lái xe an toàn nhất hoặc họ chắc chắn đến 90% rằng họ biết rõ điều đó mặc dù họ chỉ thực tế biết khoảng dưới 70%.
      Quá tự tin là do việc phải ra quyết định rất nhanh khi bị bao vây bởi rất nhiều thông tin trong thị trường chứng khoán và dựa trên những thành công trước đây. Để vượt qua điều này, chúng ta phải luôn thừa nhận rằng những gì chúng ta biết ít hơn những gì chúng ta nghĩ chúng ta biết rõ và luôn sẵn lòng học hỏi, thảo luận và phân tích những sai lầm đã qua.
      Điều quan trọng hơn, để sự quá tự tin này không làm ảnh hưởng đến đầu tư, chúng ta phải xây dựng một danh mục đa dạng hóa và không đánh cược quá trên bất kỳ một ý tưởng hoặc khoản đầu tư nào trong danh mục đầu tư. Đôi lúc chúng ta cũng chiến thắng trên những lí do sai lầm nhưng chính điều này sẽ ghị nhận trong tâm trí và sẽ ảnh hưởng trong lần đầu tư tiếp theo.
      Vậy để thành công trong đầu tư, không phải là kiếm thông tin tốt hơn mà chính là phải tìm kiếm những giá trị từ các thông tin hiện hữu một cách sáng suốt và có lý hơn.
      2. Trí nhớ chọn lọc: Con người thường né tránh khi nhớ về những sai lầm hoặc kinh nghiệm thất bại trong quá khứ mặc dù chính chúng ta đã gây nên. Trong đầu tư, nhà đầu tư thường không muốn nhớ những cổ phiếu đã gây ra thua lỗ mà chỉ nhớ có chọn lọc những khoảng đầu tư thắng lợi để “tự” thỏa mãn và bảo vệ hình ảnh của chính chúng ta.
      Chúng ta thường hay trấn an chính chúng ta bằng các câu tự nói với chính minh như “Có lẽ đó là một quyết đinh không tồi khi bán cổ phiếu thua lỗ đó”, hoặc “Có lẽ chúng ta sẽ không mất nhiều tiền như chúng ta nghĩ?”. Và dần dần trí nhớ của chúng ta sẽ không còn chính xác về những sự kiện đầu tư sai lầm đó.
      Nguyên nhân của “trí nhớ chọn lọc” là có thể do tâm trí quá tập trung vào những chứng cứ hiện tại mà quên mất đi những chứng cứ trong quá khứ dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm.
      Để tránh sai lầm từ “trí nhớ chọn lọc” và “quá tự tin”, nhà đầu tư nên ghi nhận lại kết quả đầu tư (thắng hoặc thua), vì có thể dễ dàng nhớ 1 cổ phiếu có lợi nhuận 50% ngay lập tức nhưng việc ghi nhận toàn bộ các khoản đầu tư này sẽ giúp chúng ta nhận thấy phần lớn khoản đầu tư của chúng ta đều ở trạng thái không tốt trong một thời kỳ.
      3. Bi quan thái quá: Đối lập với quá tự tin, bi quan thái quá xảy ra khi chúng ta cố gắng giải thích tương lai ảm đạm với những lý do có thể đúng hoặc không đúng. Ví dụ như chúng ta cảm thấy không tốt để bắt đầu buổi trình bày thì chắn chắn buối trình bày đó sẽ không tốt.
      Khi đầu tư, chúng ta cũng không chịu nổi sự tự cản trở mình, như là tự cho rằng mình không có nhiều thời gian để nghiên cứu và trong trường hợp khoản đầu tư không như ý muốn lại tự trách mình.

      4. Ám ảnh thua lỗ: Nhiều nhà đầu tư cảm thấy ám ảnh khi một khoản đầu tư thua lỗ mặc dù phần còn lại của danh mục là an toàn. Và họ sẵn sàng bán một cổ phiếu chỉ với một lợi nhuận nho nhỏ, nhưng lại nhất định không bán một cổ phiếu đang rớt thảm hại với một lí do là nó sẽ trở lại nhưng thực tế điều đó không bao giờ xảy ra.
      Một ví dụ khác là chúng ta thà không mất $5 hơn là tình cờ phát hiện được $5. Ám ảnh thua lỗ khiến nhà đầu tư không dám thực hiện đầu tư do nỗi sợ hãi thua lỗ.
      Để tránh cảm giác ám ảnh thua lỗ, nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư, mở lòng và học hỏi kiến thức để luôn tìm thấy cơ hội phía trước.
      5. Neo giá cơ học: Ví dụ khi chúng ta hỏi một cư dân của TPHCM về dân số của Hà Nội, họ có xu hướng dùng con số dân cư của TPHCM họ biết và điều chỉnh xuống và áp cho dân số của Hà Nội, nhưng như vậy là không đúng. Khi dự báo một điều không rõ, chúng ta có xu hướng dính chặt với những gì chúng ta biết.
      Trong đầu tư, khi một cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư có xu hướng “dính” với giá mà họ đã mua cổ phiếu đó và các yếu tố khác như thu nhập cổ phiếu cao, thị phần tốt trước khi nó giảm giá và họ quyết định không bán khi tình tế thay đổi, và chờ nó trở về giá hòa vốn ban đầu. Nhưng thực tế điều đó không xảy ra.
      6. Chi phí chìm: Ví dụ, chúng ta bỏ $100 để mua một vé xem kịch và cảm thấy vở kịch này thật kinh khủng và vì chính chúng ta bỏ tiền ra mua vé đó, nên chúng ta có xu hướng tham dự vở kịch đó dến hết; nhưng nếu vé vở kịch đó được cho bởi một người bạn, thì chúng ta dễ dàng quyết định dự hoặc không tham dự khi biết vở kịch đó tồi.
      Trong đầu tư, khi chúng ta dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu 1 cổ phiếu và nhận thấy đó là khoản đầu tư không tốt, nhưng về bản năng chúng ta lại thích nó do chúng ta đã dành nhiều thời gian cho nó và có xu hướng chọn nó.
      7. Xu hướng bảo thủ: Ví dụ như chúng ta sở hữu 1 chiếc xe Honda, ta có xu hướng tin tưởng những thông tin ủng hộ những kinh nghiệm quá khứ khi ta mua nó hơn là những thông tin đối lập.
      Trong đầu tư, khi mua một quỹ đầu tư chuyên về những cổ phiếu ngành y tế, chúng ta có xu hướng thích hoặc cường điệu hóa về về ngành y tế và phớt lờ/giảm bớt đi những thông tin không tốt về ngành đó mà chúng ta nghe được.
      Để tránh thất bại này, chúng ta nên tìm kiếm thông tin cả hai phía, điều này sẽ giúp bị trói chặt vào bất kỳ một ý tưởng nào, quyết định độc lập hơn và ngăn tình trạng “yêu thích cổ phiếu”. Xa hơn, chung ta sẽ có cơ hội tìm thấy lí do khoản đầu tư của chúng ta là sai và có cơ hội sửa sai sớm hơn.
      8. Tính toán theo tâm lý: Ví dụ như ta chơi bài với $100 và bất ngờ thắng $200. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng sẽ chơi rủi ro tiếp với $200, vì $200 này không phải là tiền của chúng ta và không phải cực nhọc kiếm được và sẽ dễ dàng đồng ý với việc đánh rủi ro với nó.
      Một ví dụ khác: Nếu chúng ta ở quận 1 và dự định mua 1 cái tivi với giá $500 tại quận 1 nhưng ở quận 3 chỉ bán với giá $400 thì chúng ta có xu hướng di chuyển xuống quận 3 để mua vì tiết kiệm được $100. Nhưng nếu mua một chiếc xe máy với giá $5.000 tại quận 1 và $4.900 tại quận 3, ta lại có xu hướng mua luôn tại quận 1 (mặc dù sẽ mất đi $100 so với ở quận 3).
      Để tránh điều này, nhà đâu tư nên tính toán lợi nhuận trên vốn bỏ ra (ROI) của các khoản đầu tư của mình.
      9. Tính bầy đàn: Có hàng trăm cổ phiếu và chúng ta không thể biết rõ hết chúng tất cả. Và chúng ta thường xuyên bị bao vây bởi những ý tưởng của môi giới, tivi, tạp chí, các trang web về đầu tư, bạn bè… Và chắc hẳn những ý kiến đó nghe có vẻ hấp dẫn hơn so với cổ phiếu mà chúng ta đang giữ. Thực tế, một cổ phiếu khi được chú ý bởi số đông do sự tăng giá của nó chứ không vì sự cải thiện nội tại của doanh nghiệp.
      Thực tế, nhà đầu tư thường giao dịch quá nhiều dựa trên những lý do không đúng, nghe theo báo chí, tin tức, bạn bè. Và chúng ta có thể tránh sai lầm khi chúng ta lựa chọn cổ phiếu cẩn thận hơn, và tránh xa đám đông hoặc các tin đồn để tránh những khoản đầu tư không theo mục tiêu đầu tư của mình.
      10. Nghĩ rằng quá khứ sẽ lặp lại: Là suy nghĩ cho rằng những xu hướng hoặc mô hình trong quá khứ gần sẽ lập lại hoặc tiếp tục trong tương lai. Do vậy, những hành động trong tương lai sẽ dựa trên những nhận thức của quá khứ.

    8. #8
      Ngày tham gia
      Mar 2017
      Bài viết
      22
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      19 Sai lầm cơ bản thường gặp của nhà đầu tư!
      "Sai lầm không đáng sợ mà đáng sợ là sai lầm vô ích". Vì thế khi mắc một sai lầm nào đó điều quan trọng là chúng ta phải rút ra được bài học và đề ra các phương pháp để tránh các sai lầm đó lặp lại!

      1. Cương quyết giữ lại cổ phiếu chịu lỗ: Bạn không muốn chịu lỗ, bạn chờ đợi và hy vọng cho đến khi sỗ lỗ này càng lớn cho đến khi không còn giá trị nữa. Cho đến nay thì đó là sai lầm hầu hết của các nhà đầu tư mắc phải. Theo O’Neil thì ông luôn cắt lỗ ngay lỗ khi cổ phiếu giảm 7% hoặc 8%. Bằng cách tuân theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo vượt qua được thời điểm khó khăn để tiếp tục đầu tư huy động vốn.

      2. Mua cổ phiếu khi các cổ phiếu đó đang giảm giá, do đó sẽ gây ra các kết quả bi thương: Một vài cổ phiếu đang giảm giá trông như rất hời vì nó trông rẻ hơn so với vài tháng trước. Đa số những công ty giá cổ phiếu rẻ chỉ vài ngàn đồng là những công ty sắp phá sản, khó có khả năng tăng trưởng vì thế bạn ko nên mua làm gì để chờ đợi và hy vọng hão huyền.

      3. Giá cổ phiếu giảm trung bình còn hơn tăng khi mua:Nếu bạn mua một cổ phiếu giá 40.000đ và sau đó mua thêm ở giá 30.000đ giá trung bình là 35.000đ, như vậy bạn đang đi theo những thua lỗ khác. Chiến lược nghiệp dư này có thể gây ra nhiều thua lỗ nghiêm trọng và làm cho bạn ngày càng lỗ nhiều.

      4. Mua một lượng lớn cổ phiếu giá thấp thay vì mua cổ phiếu giá cao hơn nhưng với số lượng ít hơn: Nhiều người nghĩ rằng nên mua thêm nhiều cổ phiếu với số lượng khoảng 100 hay 1000 cp. Điều này làm cho họ có cảm giác là mua được nhiều cổ phiếu hơn từ số tiền họ có. Họ không mua 30 hoặc 50 cổ phiếu có giá cao hơn, của các công ty hoạt động tốt hơn. Bạn nên mua các cổ phiếu tốt nhất hiện có, chứ không phải đổ xô đi mua các cổ phiếu rẻ nhất.
      Nhiều nhà đầu tư không thể cưỡng lại được khi nhìn thấy các cổ phiếu có giá 4000, 6000đ hoặc 10.000đ hoặc thấp hơn là rất rẻ vì các lý do. Các cổ phiếu này hoặc là hoạt động kém cỏi trong quá khứ hoặc là hiện nay đang xảy ra vấn đề gì đó. Cổ phiếu giống như một loại hàng hóa khác, những cổ phiếu tốt nhất không bao giờ được bán với giá rẻ nhất. Còn nữa các cổ phiếu có giá thấp thường mất thêm tiền hoa hồng cộng vào giá vốn. Hầu hết các nhà đầu tư chuyên nghiệp, và các quỹ đầu tư thường không đầu tư vào các cổ phiếu có giá thấp, vì vậy khi bạn mua cổ phiếu giá cao thì sẽ có cơ hội tăng nhanh và bứt phá nếu các quỹ đầu tư mua vào.

    9. #9
      Ngày tham gia
      Mar 2017
      Bài viết
      22
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      5. Mong muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng và dễ dàng: Mong muốn quá nhiều, quá nhanh mà không có sự chuẩn bị cần thiết, chỉ vội vàng học những phương pháp cơ bản nhất hay chỉ nắm được các kỹ năng và nguyên tắc cần thiết sẽ khiến bạn sớm bị thua lỗ. Bạn lao vào mua một cổ phiếu quá nhanh và sau đó chần chừ không chịu bán lỗ khi cổ phiếu đó ngày càng giảm giá. Làm như vậy chắc chắn bạn sẽ bị thua lỗ.

      6. Mua cổ phiếu dựa vào các lời gợi ý, các tin đồn:Những tuyên bố, các sự kiện tin tức, câu chuyện, những gợi ý từ dịch vụ tư vấn hay quan điểm cá nhân mà bạn nghe được từ các chuyên gia về thị trường trên tivi. Nói cách khác là nhiều người quá mạo hiểm đầu tư với số tiền khó nhọc mà họ kiếm được vào cổ phiếu mà một người nào đó nói, thay vì dành thời gian để nghiên cứu học hỏi và nắm chắc các cổ phiếu đó hoạt động như thế nào. Kết quả họ đã thua lỗ rất nhiều tiền. Hầu hết các tin đồn và gợi ý mà bạn nghe được đơn giản là không đúng.

      7. Lựa chọn các cổ phiếu hạng nhì chứ không phải các cổ phiếu đầu ngành bởi vì chỉ nhìn thấy P/E thấp: Các tỷ lệ lợi tức và giá /doanh thu không thể quan trọng bằng tốc độ tăng doanh thu/cổ phiếu. Trong nhiều trường hợp công ty càng trả nhiều lợi tức thì công ty đó càng yếu kém. Đối với tỷ lệ P/E, tỷ lệ P/E có thể thấp bởi vì trong quá khứ thành tích của công ty kém cỏi.

      8. Không bao giờ ra khỏi cửa bởi vì các tiêu chuẩn lựa chọn nghèo nàn và không biết chính xác cần tìm kiếm cái gì ở một công ty thành công. Nhiều người mua cổ phiếu hạng tư hạng năm, các cổ phiếu này hoạt động rất kém, không biết rõ doanh thu, tốc độ giao dịch và tiền hoàn vốn. Những người khác lại đang tập trung vào những cổ phiếu đang được tích lũy quá cao, hoặc có chất lượng thấp, trong các ngành công nghệ có nhiều rủi ro.

      9. Mua cổ phiếu của các công ty cũ mà bạn đã quá quen: Có thể bạn từng làm việc cho một công ty nào đó nhưng không nhất thiết bạn phải chọn cổ phiếu của công ty đó để mua. Có rất nhiều cơ hội đầu tư tốt lại nằm ở các tên tuổi công ty khác mà bạn chưa biết, nhưng chỉ cần nghiên cứu một chút bạn có thể phát hiện ra và kiếm được lợi nhuận trước khi nó trở thành tên tuổi thân quen với bạn.

      10. Không thể nhận ra (và tuân theo) các thông tin và lời khuyên hữu ích.Bạn bè, họ hàng và một số nhà môi giới cổ phiếu nhất định và các dịch vụ tư vấn đều có thể trở thành các nguồn cung cấp cho bạn những lời khuyên sai. Chỉ có một số trong rất ít số đó mới đáng để bạn xem xét.

    10. #10
      Ngày tham gia
      Mar 2017
      Bài viết
      22
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      11. Không sử dụng biểu đồ và lo sợ mua các cổ phiếu đang tăng lên đến mức giá cao mới.Hơn 98% nhà đầu tư nghĩ rằng một cổ phiếu đang tăng lên một mức giá cao mới dường như quá cao. Thời điểm tốt nhất để mua một cổ phiếu trong thị trường đầu cơ giá lên là khi mua cổ phiếu đó lần đầu tiên tăng giá vượt qua khu vực giá cơ bản ban đầu của thời gian ít nhất 7 hoặc 8 tuần

      12. Vội vàng bán đi các cổ phiếu đang lên giá trong khi giữ lại các cổ phiếu đang giảm giá: Nói cách khác là bạn làm ngược lại những gì đáng ra bạn nên làm, bán ngay các cổ phiếu đang giảm giá và giữ lại các cổ phiếu đang tăng giá.

      13. Lo lắng quá nhiều về thuế và hoa hồng: Mục đích chính của đầu tư của cổ phiếu là thu về lợi nhuận thực. Quá lo lắng về thuế sẽ dẫn đến các quyết định đầu tư thiếu hợp lý với hy vọng không phải nộp thuế. Một số nhà đầu tư tự thuyết phục họ rằng họ không thể bán cổ phiếu đi vì lo sợ phải nộp thuế, nhưng đó là suy nghĩ sai lầm.

      14. Tập trung thời gian của bạn vào việc nên mua cổ phiếu nào và khi đã quyết định mua thì lại không hiểu khi nào hoặc trong điều kiện nào thì nên bán cổ phiếu. Hầu hết các nhà đầu tư đều không có quy luật hay kế hoạch bán cổ phiếu. Như vậy họ chỉ có cơ hội thành công một nửa.

      15. Không hiểu được tầm quan trọng của việc mua các cổ phiếu chất lượng cao.Tầm quan trọng của những cổ phiếu có sự tài trợ (sở hữu) của các quỹ đầu tư và tầm quan trọng của việc biết cách sử dụng biểu đồ để có thể cải thiện đáng kể việc lựa chọn và thời gian cho bạn.

      16. Tập trung quá nhiều vào các lựa chọn tương lai bởi vì họ nghĩ rằng đó là cách làm giàu nhanh chóng.Một số nhà đầu tư cũng tập trung quá nhiều vào các lựa chọn ngắn hạn, giá thấp, các lựa chọn này thường không ổn định và có nhiều rủi ro hơn.

      17. Ít giao dịch tại giá thị trường và thích sử dụng giới hạn theo lệnh mua và bán: Làm như vậy họ không thể tập trung vào sự biến động lớn hơn và quan trọng hơn của cổ phiếu.

      18. Không có khả năng quyết định khi cần đưa ra quyết định: Nhiều người không biết họ nên bán, mua hay giữ lại. Hầu hết mọi người không tuân theo một kế hoạch đã được chứng minh là đúng, một loạt các nguyên tắc nghiêm ngặt hay các quy luật mua bán cổ phiếu để hướng dẫn họ một cách chính xác. Đây là sai lầm hay gặp khi đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư có tâm lý chưa vững vàng.

      19. Không nhìn vào cổ phiếu một cách khách quan: Nhiều người lựa chọn các cổ phiếu mà họ ưa thích và đông ý mua, thay vì dựa vào hy vọng và các ý kiến cá nhân của họ, các nhà đầu tư thành công thường chú ý đến thị trường. Thị trường luôn đúng.

      Index99 sưu tầm

    11. #11
      Ngày tham gia
      Mar 2017
      Bài viết
      22
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Tuyển dụng nhân viên kinh doanh Index99

      Bạn là nhà đầu tư mới trên thị trường?

      Đó là lợi thế của bạn!

      Bạn có thể theo phương pháp từ đầu mà không bị ám ảnh hay thói quen trong quá khứ!

      Bạn có thể trải nghiệm sự đúng đắn của từng nguyên tắc và làm theo chúng một cách tự nhiên!

      Thói quen tích cực sẽ tạo nên tính cách tích cực và đó là thành công của bạn!

      Bạn đang gặp rắc rối trong đầu tư trên thị trường?

      Bạn sẽ hiểu được ý nghĩa sâu xa sau từng nguyên tắc!

      Bạn sẽ nhàn hơn so với trước đây!

      Rắc rối sẽ đầu hàng với sự kiên nhẫn và tính kỷ luật của bạn!

      Bạn đam mê chứng khoán và muốn hoạt động trong ngành chứng khoán?

      Chúng tôi sẽ đào tạo bạn hiểu rõ và thành thục các nguyên tắc!

      Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn khách hàng giúp bạn khởi đầu thuận lợi!

      Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn công cụ để bạn phát triển khách hàng!

      Đam mê sẽ giúp bạn thành công!

      Hãy liên hệ với chúng tôi:

      Skype: index99vn

      Email: index99vn@gmail.com

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Kiện Trung Quốc: Yếu tố quyết định thành bại là nhân chứng
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 02-06-2014, 10:05 PM
    2. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 19-02-2014, 04:14 PM
    3. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 17-02-2014, 10:51 AM
    4. Cầu tín dụng mới là yếu tố quyết định
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 01-02-2013, 06:14 PM
    5. Chiến thuật đầu tư lúc này mới là yếu tố quyết định:
      By Trudanhck in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 20-01-2013, 10:53 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình