Exness.com: Nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng?

Al-Muhanna, cố vấn cho Bộ trưởng Dầu mỏ Ả rập Saudi Ali al-Naimi cho biết bước giảm trong giá cả và nhu cầu dầu hiện tại chỉ là “tình trạng tạm thời, không bình thường” và rằng nhu cầu dầu sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai.

“Khả năng nhỏ nhất là nhu cầu dầu hàng năm tại đây sẽ tăng lên 1 triệu thùng/ngày và lượng tiêu thụ trên toàn cầu tăng khoảng 105 triệu thùng/ngày trong năm 2025”- ông nói.

Cho dù dự đoán của al-Mahanna có đúng hay không, ông vẫn có những luận điểm của mình. Có thể thấy, nhu cầu đã giảm mạnh suốt mấy tháng qua tại cả khu vực châu Á và châu Âu, tuy nhiên, lượng tiêu thụ tại châu Á giờ đây đã bắt đầu hồi phục trở lại và Ả rập Saudi cũng giảm giá cho các đơn hàng mà khu vực này đã đặt trong tháng 3.

Đây là một phần trong nỗ lực của vương quốc này nhằm giành lại thị phần đã mất trong suốt thời gian tồi tệ vừa qua khi mà thế giới tràn ngập dầu, ví dụ như dầu từ Châu Phi, Mỹ Latin và Nga đang cung cấp cho Trung Quốc, chỉ đứng sau Hoa Kỳ với vai trò là người tiêu dùng lớn nhất thế giới trong năm qua- Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết.

Hơn nữa, Iran cũng đang tìm cách giảm bớt lo ngại về tình trạng thừa cung trên thị trường dầu cũng như khả năng giá giảm sâu hơn nếu thỏa thuận hạt nhân dự kiến của họ với 6 cường quốc thế giới sẽ trở thành hiện thực. Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Bijan Zanganeh, nói với Reuters trong một chuyến viếng thăm Bắc Kinh rằng Tehran sẽ nỗ lực hết mình để đảm bảo giá cả không giảm thêm.

Tuy nhiên, tại thời điểm này Al-Naimi cho biết Ả rập Saudi và OPEC như một tổng thể sẽ không cắt giảm sản lượng mà thiếu vắng sự hợp tác của những quốc gia ngoài khối. Ám chỉ này bao gồm Hoa Kỳ (dự kiến lượng sản xuất dầu thô sẽ đạt đỉnh vào năm 2015) và Nga (sản xuất dầu đang ở gần mức cao kỷ lục kể từ sau khi Liên bang Xô viết tan rã).

“Giá cả sẽ cải thiện trong tương lai gần”, al-Naimi cho biết. “Thách thức nằm ở khả năng khôi phục lại sự cân bằng cung-cầu và đạt được sự ổn định về giá cả. Điều này đòi hỏi sự hợp tác của cả các nước lớn nằm ngoài khối OPEC”.