Nhìn về thị trường chứng khoán Mỹ tuần này





Thị trường chứng khoán phố Wall trong tuần này sẽ dễ dàng hơn. Đà tăng
điểm của các cổ phiếu dự báo vẫn duy trì như trong tuần trước.



Các cổ phiếu trong tuần trước đã tăng thêm 2% do kết quả khả quan của
các báo cáo việc làm và hoạt động sản xuất cho thấy dấu hiệu nền kinh
tế đang phục hồi.



Tuần trước, các loại chứng khoán của Chính phủ Mỹ đang chịu sức ép bán
ròng dẫn đến lãi suất ngày một tăng cao. tGiá trị đồng đô la Mỹ đã có
cải thiện đôi chút.



Tuần này, Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ tiến hành cuộc họp trong 2 ngày
giữa tuần và một loạt các bản báo cáo kinh tế được công bố. Vì vậy,
giới đầu tư sẽ tập trung vào thị trường chứng khoán chính phủ và giá
trị đồng đô la nước này.



Doanh thu của một số tập đoàn bán lẻ lớn như Wal-Mart sẽ được công bố vào ngày mai (thứ 5).



Tim Smalls – giám đốc công ty Execution LLC cho rằng thị trường gần như
sẽ lặp lại đà tăng điểm như tuần trước. Các nhà đầu tư đang giữ rất
nhiều tiền và chỉ đợi tung tiền vào thị trường cổ phiếu. Chỉ cần một số
người đầu tư suôn sẻ sẽ tạo ra cả đợt sóng tấn công ồ ạt vào thị trường.



Trong tuần này cũng sẽ có một đợt đấu giá chứng khoán chính phủ Mỹ nữa
và có thể sẽ gây bất lợi cho thị trường cổ phiếu nếu lãi suất vẫn tiếp
tục tăng như hiện nay.



Lãi suất của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã tăng đến 3,852% hôm
thứ 6 tuần trước do thị trường chứng kiến những dấu hiệu kinh tế khả
quan hơn và Chính phủ phát hành trái phiếu với số lượng lớn bao gồm 75
tỷ USD kỳ phiếu, trái phiếu dài hạn và hàng tỷ trái phiếu ngắn hạn.



Lãi suất tăng



Chuyên gia chiến lược của Bộ tài chính tại Jefferies – ông John
Spinello cho biết lượng cung sẽ chỉ đủ tạo áp lực cho thị trường trái
phiếu tăng lãi suất kỳ hạn 10 năm lên 4% như trong tháng 6 vừa qua.



Bộ tài chính có kế hoạch đấu giá 23 tỷ USD loại kỳ hạn 10 năm vào hôm
nay (thứ 4) và 15 tỷ USD loại kỳ hạn 30 năm vào ngày mai (thứ 5).



Ông Spinello cho biết áp lực cung quá lớn dẫn đến những thay đổi cảm
tính của nền kinh tế và điều đáng lo ngại là các nhà đầu tư nước ngoài
sẽ không tham gia đấu giá.



Tuy nhiên, Spinello nghĩ rằng việc lãi suất tăng sẽ không ảnh hưởng đến
các thị trường vốn như trong tháng 6. Lãi suất và cổ phiếu có thể tăng
cùng một lúc.



Nhà chiến lược cao cấp của quỹ đầu tư trái phiếu Pimco – ông Tony
Crescenzi nhận định các dấu hiệu kinh tế vẫn sẽ tiếp tục được cải thiện
và chứng khoán chính phủ Mỹ có xu hướng xuống giá.



Theo công bố hôm thứ 6 tuần trước, tỷ lệ thất nghiệp tháng 7 trong
ngành công nghiệp và dịch vụ của Mỹ đã thấp hơn dự đoán. Do đó, điều
này càng củng cố cho xu hướng gia tăng thị trường. Ông Tony Crescenzi
nói thêm “Hiện thị trường không gặp trở ngại gì và vẫn tiếp tục trên
đà tăng”.



Khi các điều kiện kinh tế, tài chính ngày càng được cải thiện thì thị
trường cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và các loại tài sản mang tính
rủi ro cao khác càng phải chú ý tới mức tăng của lãi suất.



Thị trường cổ phiếu chắc chắn sẽ rất nhạy cảm với bất cứ đợt tăng nào
của lãi suất – James Paulsen, nhà chiến lược đầu tư trưởng của công ty
đầu tư Wells Capital Management cho biết. “Chắc chắn đang có nhân tố
nào đó làm cho thị trường trở nên vững chắc như vậy. Lãi suất 4% trong
thời điểm này không đáng sợ như trong thời gian trước vì hiện nay chúng
ta không còn mất đi 500.000 việc làm chỉ trong 1 tháng nữa”.



Paulsen đang theo dõi những báo cáo thất nghiệp hàng tuần công bố vào
mỗi thứ 5 để xem liệu nó có theo đà giảm của tỷ lệ thất nghiệp trong
bản báo cáo thất nghiệp tháng 7 hay không.



Ông Stone cho hay “Nếu nhìn vào các định giá và các kết quả lợi nhuận
được bình thường hoá thì giá cổ phiếu vẫn chưa cao. Nhưng giá cổ phiếu
cũng không thấp như trước”.



Nhà chiến lược trưởng này còn nói ông mong đợi thị trường sẽ giữ đà tăng như vậy trong suốt mùa hè này.



Trong các khối ngành thì ông quan tâm nhất đến ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu và công nghệ.



Thị trường tiền tệ và hàng hóa



Đồng đô la Mỹ đã tăng giá trong tuần vừa qua, tuy nhiên chủ yếu mức
tăng có được sau khi kết quả báo cáo thất nghiệp được công bố hôm thứ 6
Điều này trái ngược với những diễn biến của đồng đô la trước đó.



Các nhà đầu tư thì lại thích thú với diễn biến đảo chiều này của đồng
đô la. Bởi đồng đô la Mỹ thường mất giá khi thị trường cổ phiếu và hàng
hoá tăng điểm.



Các nhà đầu tư hôm thứ 6 đã tranh cãi rằng liệu diễn biến của đồng đô
la Mỹ có đồng nghĩa với việc nước Mỹ sẽ hồi phục nhanh hơn các quốc gia
khác trên thế giới.



Tính chung trong tuần vừa qua, đô la Mỹ tăng 0,6% so với đồng euro nhưng riêng hôm thứ 6 đã tăng 1,3%.



Đối với ông Marc Chandler – nhà chiến lược tiền tệ chính của ngân hàng
đầu tư Brown Brothers Harriman, đồng đô la Mỹ tăng giá chỉ mang tính
tạm thời. Nếu trong thời gian tới Fed không thắt chặt chính sách tiền
tệ thì chênh lệch giữa các mức lãi suất sẽ đươc điều chỉnh nhỏ hơn.



Còn đối với thị trường hàng hoá, giá dầu đã tăng 2,1% lên mức 70,93
USD/thùng, vàng tăng 0,4% lên mức 957,3 USD; trong khi đó giá bạc tăng
5,2% và đồng tăng 6,3%.



Crescenzi cho biết trong công bố vào ngày thứ 4 Fed sẽ thông báo về
những cải thiện của nền kinh tế và tài chính. Ngoài ra, Fed sẽ chỉ ra
rằng cơ quan này sẽ can thiệp và dập tắt nguy cơ lạm phát trở lại vì
nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế tăng trưởng trở lại cũng đồng nghĩa
với nguy cơ lạm phát cao.



Cuộc họp diễn ra trong vòng 2 ngày của Fed sẽ kết thúc vào 2h15 chiều (giờ địa phương) ngày thứ 4 (12/8).



Thứ 5 (13/8) sẽ là báo cáo tỷ lệ thất nghiệp theo tuần, giá gạo nhập
khẩu, số hàng tồn kho của các doanh nghiệp và doanh số bán lẻ.



Giá cả tiêu dùng, sản xuất công nghiệp và chỉ số niềm tin của người tiêu dùng thì được công bố vào hôm thứ 6.



Thị trường chứng khoán



Chỉ số công nghiệp Dow Jones trong tuần trước đã tăng 2,2%, đạt 9370
điểm trong khi chỉ số S&P 500 tăng 2,3% đạt ngưỡng 1010 điểm.



Paulsen cũng cho biết sự sợ hãi khiến thị trường xoay vòng hồi năm ngoái hoá ra lại trở thành một lợi thế trong thời điểm này.



Nỗi sợ hãi của năm ngoái là một trong những vấn đề lớn nhất của nền
kinh tế giờ đã trở thành một trong những tài sản lớn nhất. Vì các quan
chức chính phủ năm ngoái đã quá hoảng sợ vì thế họ nới lỏng chính sách
tiền tệ tạo nên một lợi thế lớn cho chúng ta.



Paulsen nhận định nếu các nhà lãnh đạo không làm gì thì chúng ta không
thể có nhiều triển vọng cho nền kinh tế như hiện nay. Thứ hai là nỗi sợ
trong cộng đồng kinh doanh cũng khiến các công ty xả hàng tồn kho và
cho nhiều công nhân nghỉ việc.



Các công ty hiện nay đang thực hiện các biện pháp đòn bẩy để tạo đà tăng trưởng.



Scott Redler của trang T3Live.com là một chuyên gia chiến lược kỹ thuật
chuyên theo dõi những biến động ngắn hạn của thị trường. Ông nhận định
chỉ số S&P 500 đã đạt ngưỡng rất quan trọng hôm thứ 6 là 1015.



Chỉ số S&P 500 có thể đạt ngưỡng 1040 và dù có giảm đi chăng nữa thì chỉ số này vẫn trên ngưỡng hỗ trợ tâm lý là 1000 điểm.





Nguồn: http://vfinance.vn/


Link gốc: http://vfinance.vn/m33/sm33/e179/kinh_te_the_gioi/nhin_ve_thi_truong_chung_khoan_my_tuan_nay.htm