Chào các anh chị, xin các anh chị cho em ít ý kiến về cty này ạ:

http://www.vir.com.vn/CLIENT/DautuCh...33&DocID=10442

Xin cám ơn.


Nhôm Tung Kuang sắp lên sàn

Từ ngày 9 đến 12/6 tới, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) sẽ tổ chức Roadshow tại TP. HCM và Hà Nội để giới thiệu về CTCP Công nghiệp Tung Kuang, đơn vị được chấp thuận đăng ký giao dịch tại sàn Hà Nội theo Quyết định số 11/QĐ - TTGDHN hôm 21/4/2006.


Đôi nét về Tung Kuang
Tung Kuang tiền thân là DN 100% vốn đầu tư Đài Loan thành lập năm 1995 tại Khu công nghiệp Biên Hoà II, với tổng vốn đầu tư ban đầu 5,5 triệu USD. Sau một thời gian hoạt động, Tung Kuang đã mở các chi nhánh tại Đà Nẵng, Hà Nội và đầu tư 24 triệu USD xây dựng Nhà máy Hải Dương vào năm 2002.
Về năng lực sản xuất, Nhà máy Đồng Nai có 5 dây chuyền sản xuất với công suất 750 tấn/tháng, đã chạy hết công suất từ nhiều năm nay. Nhà máy Hải Dương đã đầu tư xong 6 dây chuyền sản xuất với công suất khoảng 800 tấn/tháng, cũng chạy hết công suất; các dây chuyền dở dang còn đang lắp đặt, lắp đặt xong đến đâu sẽ vận hành đến đó. Công suất thiết kế của Nhà máy Hải Dương gấp 4 lần Nhà máy Đồng Nai.

Sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm chủ lực của Công ty là thanh nhôm định hình dùng trong công nghiệp và dân dụng, đóng góp khoảng 75% doanh thu, tiêu thụ 100% tại thị trường nội địa. Các sản phẩm khác gồm nhôm hợp kim xuất khẩu (15% doanh thu năm 2005), gia công các sản phẩm nhôm (7-10% doanh thu). Riêng sản phẩm thanh nhôm định hình chiếm khoảng 30-40% sản lượng sản xuất mặt hàng này tại Việt Nam và chỉ có 1 đối thủ cạnh tranh trong nước là nhôm Tung Shing. Mạng lưới phân phối chủ lực của Tung Kuang là hệ thống đại lý cấp 1 ở 64 tỉnh, thành phố. Hai công trình tiêu biểu dùng nhiều sản phẩm của Công ty là Thuận Kiều Plaza (TP. HCM) và Khu Thể thao Quần Ngựa (Hà Nội).

Chứng khoán niêm yết và vốn cổ phần
Tổng số chứng khoán đăng ký giao dịch là 3,28 triệu cổ phiếu, chiếm 20,02% vốn điều lệ của Tung Kuang. Giá trị sổ sách tính trên mỗi cổ phiếu tính đến 31/12/2005 là 10.657 đồng (mệnh giá 10.000 đồng). Trong lượng chứng khoán đăng ký giao dịch, 68,73% thuộc về người nước ngoài và 4,67% thuộc về đối tác chiến lược Việt Nam. Như vậy, lượng cổ phiếu Tung Kuang có thể giao dịch không lớn, nhưng theo quy định thì cổ đông nước ngoài phải bán bớt cho đến khi tỷ lệ sở hữu này bằng hoặc dưới 49% số lượng cổ phiếu niêm yết.
Tung Kuang hiện chiếm 80% vốn đầu tư vào Công ty TNHH Tung Yang, DN sản xuất cửa và thang nhôm thông dụng. Nguyên vật liệu của Tung Yang chủ yếu là sản phẩm của Tung Kuang. Các sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu, hiện Tung Yang đang thực hiện đơn đặt hàng lớn cho khách hàng Nhật Bản, xuất khoảng 50 container/tháng cho sản phẩm này. Trong năm 2005, tỷ lệ xuất khẩu của Tung Yang đạt khoảng 50% doanh thu, dự kiến tỷ lệ xuất khuẩu này sẽ tăng vào năm 2006 do Tung Yang đã ký được hợp đồng lớn với khách hàng Nhật Bản.

Kế hoạch đầu tư
Nhà máy thứ hai tại Hải Dương chia làm 3 giai đoạn, giai đoạn đầu với vốn đầu tư khoảng 10 triệu USD đã hoàn công và bước vào hoạt động sản xuất với sản lượng mỗi tháng đạt 800 tấn. Hội đồng quản trị dự tính đầu tư thêm khoảng 36 triệu USD cho Nhà máy Hải Dương trong 3 năm tới với các hạng mục cụ thể sau: 1 lò nung, 2 máy xi mạ, 24 máy cán ép và xây thêm 2 nhà kho.
Sau khi Nhà máy Hải Dương xây dựng hoàn thành, tổng sản lượng có thể đạt trên 2.000 tấn/tháng. Công ty sẽ khai thác thêm một số mặt hàng xuất khẩu cho thị trường nước ngoài như: thang nhôm, trang trí nội thất, phụ tùng xe đạp... chủ yếu để tiêu thụ ở thị trường Mỹ và Nhật. Có thể nói, Nhà máy nhôm Tung Kuang Hải Dương là nhà máy có quy mô và hiện đại bậc nhất Việt Nam hiện nay.
Tung Kuang cũng đã quyết định đầu tư thêm 1 nhà máy tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai từ đầu năm 2006. Số tiền dự tính đầu tư (vốn đầu tư) cho nhà máy Nhơn Trạch khoảng 10 triệu USD với 8 dây chuyền sản xuất.

Kết quả kinh doanh và kỳ vọng lợi nhuận
Công ty đạt mức tăng trưởng doanh thu bình quân khoảng 18% trong giai đoạn 5 năm 2001-2005, trong khi các DN cùng ngành nghề đạt khoảng 15%-20%/năm. Năm 2003 và 2004 đánh dấu mức tăng trưởng vượt bậc về doanh thu đối với Công ty.
Trong giai đoạn 2000 - 2005, lợi nhuận của Tung Kuang có những biến động bất thường do Công ty thực hiện mở rộng đầu tư, trong đó Chi nhánh Hải Dương mới được đầu tư từ năm 2002. Từ tháng 4/2004, Chi nhánh Hải Dương bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất các sản phẩm nhôm Tung Kuang.
Lợi nhuận của Tung Kuang bị tác động nhiều bởi giá nhập khẩu nhôm nguyên liệu. Năm 2005, giá nhập khẩu tăng bắt buộc Công ty phải tăng giá bán, nhưng tốc độ tăng giá bán chỉ bằng 80% tốc độ tăng của giá nhôm nguyên liệu.
Do đặc điểm ngành nghề, hàng tồn kho luôn chiếm một giá trị lớn trong tổng tài sản lưu động của Tung Kuang (trên 50%). Thêm nữa, giá nguyên vật liệu nhôm thỏi có khuynh hướng ngày càng tăng, nên việc tích trữ nguyên vật liệu là rất quan trọng. Hàng tồn kho cuối năm 2005 chủ yếu là nguyên vật liệu chính (nhôm thỏi nhập khẩu) và thành phẩm (các loại nhôm cây) chiếm 52% giá trị hàng tồn kho.