Báo cáo tính tóan của IMF - phương pháp "vỉa hè"





Quả thật IMF đưa ra một báo cáo làm người ta THẬT KHÔNG HIỂU NỔI TẠI SAO MỘT TỔ CHỨC LỚN CỦA QUỐC TẾ LẠI CÓ THỂ CÓ MỘT BÁO CÁO KIỂU NHƯ VẬY!!!??? Ngay từ đầu khi nhận được báo báo này những người trong ngành đã thấy có vấn đề gì đó rồi.

Xin trích đoạn Báo Đầu tư chứng khoán ngày 5/3/07 để thấy rõ điều trên:

"... Thông
tin cung cấp từ Phòng thông tin thị trường của TTGDCK TP HCM cho biết,
tổng giá trị thị trường của 107 cổ phiếu niêm yết vào ngày 6/3/07 là
265.255 tỷ đồng. Chỉ số P/E trung bình của thị trường vào ngày 5/3/07
theo phương pháp giản đơn (cộng tổng các chỉ số P/E của từng công ty
rồi chia 107) là 28,11 lần, kết quả của phương pháp bình quân gia quyền
có tính trọng số là 43,16 lần.


Như
vậy, kết quả tính tóan của TTGDCK TP HCM, BVSC, SSI hầu như không có sự
khác biệt (chỉ sai biệt rất nhỏ do ngày tính tóan). Trên nguyên tắc cẩn
trọng, các đơn vị này đều lấy những số liệu mới nhất gồm lợi nhuận năm
2006 và thị giá để tính tóan và dùng phương pháp bình quân có trọng số
để đảm bảo tính chính xác cao nhất.

Liên
hệ với IMF, phóng viên ĐTCK đã gặp được chuyên viên phụ trách thu thập
số liệu và tính chỉ số P/E trong bản báo cáo vừa qua của IMF (gửi cho
UBCKNN và NHNN). Chuyên viên này cho biết đã thu thập số liệu về chỉ số
P/E trên website của 1-2 CTCK vào ngày 26/01/07. Sau khi lấy chỉ số P/E
của 20 công ty niêm yết có vốn hóa thị trường lớn nhất tại sàn TP HCM
(chuyên viên này cho rằng, 20 công ty chiếm đến 99% giá trị thị
trường). chuyên viên này cộng tất cả lại và chia cho 20 để lấy số bình
quân. Cũng theo chuyên vien của IMF, tổ chức này không có sẵn chỉ số
P/E và không có số liệu để tính tóan, nên đã thu thập theo cách gián
tiếp như thế.

Như
vậy đã rõ, IMF không có một phương pháp để tính chỉ số P/E nào đặc biệt
và kết quả do 2 CTCK nói trên (BVSC và SSI) tính tóan là không có vấn
đề. Tuy nhiên, cho dù mọi việc dường như đã sáng tỏ thì ĐTCK vẫn chưa
thể lập danh sách 20 công ty niêm yết nào thỏa mãn điều kiện là có tổng
giá trị lớn hơn 90% giá trị của thị trường chứng khóan chứ chưa nói đến
con số lên đến 99% mà IMF công bố.”


Thật không thể chấp nhận được cách làm một báo cáo chuyên ngành của
IMF!!! – áp dụng phương pháp “vỉa hè”, còn nữa, không phù hợp với tình
hình của VN, không tính đến đủ các yếu tố và chỉ số, môi trường kinh
tế, mức độ tăng trưởng – đem so sánh của một quy mô nhỏ đang tăng
trưởng nhanh với một quy mô lớn không thể tăng trưởng nhanh bằng được…